Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Cây Ô Rô có tác dụng gì?

Cây Ô Rô còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo.

Cây Ô Rô là một loại cỏ sống lâu năm, rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ, thân cao 58 – 100 cm hay hơn: Thân màu xanh, có nhiều rãnh dọc, nhiều lông. Lá ở góc dài 20-40cm hay hơn, rộng 5-10cm, hai lần xẻ lông chim, thành thuỳ, mặt trên nhẵn mép có gai dài, lá ở thân không cuống, chia thuỳ. Càng lên trên càng nhỏ và chia đơn giản hơn. Cụm hoa hình đầu mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5cm. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc trong có đầu mền hơn, tất cả đều ít lông, có gân chính giữa nổi rõ. Cánh hoa màu tím đỏ. Quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa hoa và quả từ tháng 5-9.

Công dụng và liều dùng của Cây Ô Rô


Cây Ô Rô được nhân dân dùng làm thuốc từ lâu đời. Vị này đã được ghi trong Danh y biệt lục (502-549) và Bản thảo cương mục (1596).

Theo tính chất ghi trong sách cổ, ô rô vị cam (ngọt) khổ (đắng), lương (mát), chủ yếu chữa thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, bị đánh hay ngã mà chảy máu băng đới; còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng, thông sữa.

Có thể dùng cây và lá hay rễ tươi giã ép lấy nước hoặc phơi khô sắc uống.
Cây Ô Rô có tác dụng gì?
Liều dùng hàng ngày: Cây tươi 100 đến 180g, cây và rễ khô 40-60g. Có người chỉ dùng 6-12g cây khô sắc uống phối hợp với các vị khác.

Mới đây trong quân y viện 108 người ta đã dùng ô rô sắc uống chữa phù thận và có kết quả rất tốt.

Đơn thuốc có Cây Ô Rô


Đại kế 20g, bồ hoàng 8g, táo đen 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày để chữa kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết tử cung.

Nhân dân Trung Quốc dùng tiểu kế hay đại kế để chữa cùng những chứng bệnh, nhưng coi tiểu kế có tác dụng kém hơn đại kế.

Tác dụng của cây ô rô và những bài viết sử dụng


Cây ô rô chữa đau gan, vàng da, trúng độc:
Lấy 500g ô rỏ phối hợp với 500g vỏ cây quao nước, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm.
Đổ vào 3 lít nước, nấu còn 1 lít. Lọc lấy nước thứ nhất.
Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước thứ hai.
Trộn hai nước lại, cho 400g đường trắng vào.
Cô đặc còn một lít. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic.
Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh.
Thuốc đã được sản xuất dưới dạng biệt dược gọi là ô rô-quao, có bán ở thị trưởng đông dược các tỉnh đồng bằng sông cửu Long.

Cây ô rô chữa ho dòm, hen suyễn:


Ô rô 30g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc 60-120g và nước 500ml cho sôi kỹ đến khi còn 150ml.
Uống làm 2 lần trong ngày.
Đối với rễ của cây ô rô, thì thường được sử dụng  là cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng, sao cháy.

Dược liệu có vị mặn, đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm. Những tác dụng cụ thể của rễ ô rô:

Rễ cây ô rô chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tô bại:


Rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim váng 8g, quế chi 4g.
Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng, sắc với nước, uống làm hai lần vào lúc đói.
Rễ cây ô rô chữa nước tiểu vàng, táo bón:

Rễ ô rô 30g, vừng đen 20g, lá muống trâu 18g.
Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.
Rễ cây ô rô chữa rong huyết:

Rễ ô rô 30g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bổ hoàng 20g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống ngày 1 thang.
Dùng nhiều ngày.

Rễ cây ô rô chữa ứ huyết:


Rễ ỏ rô 30g, lá tràm 20g, sắc uống.
Chắc chắn rằng, 5 tác dụng của cây ô rô mang lại trong việc điều tri bệnh lý mà bài viết trên đây vừa liệt kê, sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại cây này, cũng như có thể dễ dàng ứng dụng vào điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải, một cách đúng đắn và hiệu quả.

Nguồn: GS-TS Đỗ Tất Lợi/ Lương y Nguyễn Quý Thanh

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá