Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Bệnh trĩ, tìm hiểu về bệnh trĩ tái phát!

Nếu bạn thường xuyên có những triệu chứng như táo bón, chảy máu khi đi đại tiện, đau rát và ngứa vùng hậu môn thì có thể bạn đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Nhiều người không biết rằng hậu quả nghiêm trọng đang âm thầm đến với họ khi búi trĩ bên trong đang bắt đầu lớn dần lên. Khi búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên mà không tự co vào được thì rất khó điều trị nội khoa, mà phải chỉ định phẫu thuật rất đau đớn.

Các triệu chứng bệnh trĩ có thể xuất hiện thường xuyên hoặc ngắt quãng những đám rối tĩnh mạch trĩ vẫn có thể âm thầm căng giãn trong ống hậu môn. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu phát bệnh.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến cả ở nam và nữ, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm, nhưng gây đau rát, ngứa, chảy máu, ướt át vùng hậu môn và cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý e ngại khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Chính, Bệnh viện Đa khoa Trí Đức: “Trong tổng số bệnh nhân đến khám về đường tiêu hóa có tới 10% mắc bệnh trĩ. Sauk hi thực hiện thăm khám, các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân là cần phải thực hiện biện pháp soi trực tràng hoặc soi đại tràng để phát hiện xem các búi trĩ ở điểm nào hoặc độ mấy rồi. Từ đó có những biện pháp can thiệp, thông thường thì điều trị nội khoa, cuối từng đợt nội khoa kết hợp cả thực phẩm chức năng.”

Bệnh trĩ hình thành như thế nào?

Bệnh lý trĩ là bệnh lý chủ yếu ở vùng hậu môn trực tràng. Ta thấy ở hậu môn trực tràng có một rãnh gọi là rãnh lược, cách lỗ hậu môn bên ngoài khoảng 1.5cm. Ở kỳ sinh lý bình thường, dưới niêm mạc hậu môn có các búi tĩnh mạch (tĩnh mạch trĩ trong và tĩnh mạch trĩ ngoài). Bình thường thì không có vấn đề, nhưng do những nguyên nhân nào đó thì búi tĩnh mạch trĩ trong nằm trên đường lược giãn ra, rồi sa xuống hơn khối lượng bình thường. Lúc ấy người ta gọi là trĩ nội. Còn khi búi tĩnh mạch ở ngoài và dưới đường lược giãn ra thì người ta gọi là trĩ ngoại.

Tóm lại bệnh trĩ chia thành hai loại chính bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Trong trĩ nội còn chia thành 4 độ:

  • Độ 1: Chỉ phình ra, triệu chứng chủ yếu là khi có tác động cơ học (ví dụ như đầu phân đi ra xước vào) gây chảy máu.
  • Độ 2: Khi đi ngoài nó sa xuống, đi ngoài xong nó tự co lên được.
  • Độ 3: Khi đi ngoài nó sa xuống nhưng không tự co lên được. Ta phải lấy tay đẩy lên thì mới co lên được.
  • Độ 4: Sa ra thường xuyên, lấy tay đẩy vào, vào rồi nhưng lại xuống.

Ngoài ra, còn một loại nữa là trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nộingoại.

Tính phổ biến của bệnh trĩ


Trong thực tế hiện nay có khoảng 30-50% dân số Việt Nam mắc căn bệnh này, tuy nhiên trong một số tài liệu con số đó lên tận 65%. Bệnh trĩ khá phổ biến, gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhiều ở lứa tuổi hay làm việc với tư thế đứng, ngồi lâu và mang vác nặng. Ví dụ: Cảnh sát, thợ may, lái xe chuyên nghiệp, nhân viên văn phòng,…

Chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ


Do đặc thù công việc của từng đối tượng ta chia thành những nguyên nhân bệnh trĩ sau:

  • Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ và ít vận động. Vì vậy những người phải ngồi làm việc nhiều nên nghỉ giải lao sau mỗi lần 50 phút làm việc.
  • Làm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ớt, hạt tiêu,… dùng quá mức. Để táo bón lâu ngày.
  • Do bị chèn ép, những bệnh lý về lâm sàng, các bệnh nội khoa khác chèn ép lên vùng tầng sinh môn (trong ổ bụng) gây nên những áp lực lớn.
  • Do cơ vùng hậu môn bị nhão, nhất là ở người già khiến hình thành các búi trĩ.
  • Do sinh nở nhiều lần gây áp lực làm tăng búi trĩ.

    Lời khuyên cho người đang mắc bệnh trĩ


    Ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức, một ngày có 15 người đến khám trĩ. Các bác sĩ đặt vấn đề, các búi trĩ cần phải soi trực tràng thì mới phát hiện ra bệnh trĩ gì, là trĩ nội hay ngoại, độ mấy,… Những người nam giới thì đơn giản, nhưng ở nữ giới đặc biệt người trẻ thì lại vô cùng khó khăn. Thuyết phục được họ cho soi trực tràng rất khó khăn, họ thường giấu bệnh và không muốn cho làm những việc đó.

    Đấy là một suy nghĩ sai lầm!

    Nếu như bạn đã có những triệu chứng như ở trên: Đi ngoài ra máu, có vật lòi ra ở hậu môn, ngứa rát, đi ngoài thường xuyên bị táo bón,… thì bạn cần phải được thăm khám để làm các xét nghiệm. Khi lên đến độ 3, độ 4 rồi thì bắt buộc can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên việc phẫu thuật vùng tầng sinh môn (hậu môn trực tràng) đấy thì vô cùng phức tạp. Vì đấy là vùng mạch máu rất nhiều, rất nhiều vi khuẩn, tạp khuẩn ở đấy, việc mổ rất khó khăn, nếu không cẩn thận dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy chúng ta phải có những suy nhĩ đúng đắn để điều trị bệnh trĩ kịp thời. Vì vậy bạn đừng giấu bệnh, đến đó các bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị bằng các loại thuốc để ổn định được bệnh trĩ.

    Bệnh trĩ tái phát do đâu?

    • Do quá lạm dụng ăn uống, có những người rất thích ăn cay gây ảnh hưởng đến vùng trĩ.
    • Dùng thực phẩm ăn nhanh chứa nhiều đường, dầu tạo thành những chất khó tiêu hóa. Ít vận động.
    • Viêm nhiễm vùng hậu môn, áp xe quanh hậu môn, những đường dò là những điều kiện khiến bệnh trĩ tái phát.
    • Ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đọc báo, hút thuốc trong toilet khiến áp lực lên ổ bụng tăng.
    • Các bệnh lý về gan, thận, đại trực tràng, các khối u, u tử cung - buồng trứng, các bệnh lý trong ổ bụng ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch trĩ.
    Có những người bị bệnh trĩ ở điểm 1 giờ chữa xong, do chế độ ăn uống không tốt nó lại nhảy lên 3 giờ - 4 giờ xảy ra thường xuyên.

    Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh trĩ

    • Từ bỏ việc ăn cay nóng, uống rượu bia sẽ giảm 99% bệnh trĩ tái phát.
    • Nằm hoặc ngồi ít đi, năng vận động, uống đủ nước (2.5 lít/ngày đêm).

    Đối với những người chưa mắc bệnh trĩ:

    • Cần phòng ngừa không để bị táo bón (vì táo bón nhiều là vấn để chủ yếu sinh ra bệnh trĩ).
    • Mỗi ngày ăn ít nhất 300g rau (1/3kg). Bạn đã ăn đủ chưa?
    • Phải uống đủ nước, nhất là ở người già phải chú trọng.
    • Tránh các bệnh lý về lị, tiêu chảy,….
    Chúc bạn sức khỏe tốt!

    Đơn vị chia sẻ thông tin

    • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
    • Hotline: 0916893886 - 0856905886
    • Website: nhathuocthanthien.com.vn
    • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá