Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Râu bắp - râu ngô chữa bệnh gì?

Dược liệu râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. 


Tóm lại: Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.

1. Mô tả đặc điểm và nguồn gốc


Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Râu ngô là vòi và núm nhụy ở bắp đã già của cây Ngô (Zea mays L.), nguồn gốc họ Lúa (Gramineae = Poaceae).
Râu bắp - râu ngô chữa bệnh gì?
Tên khác: Ngọc mễ tu.
Tên khoa học: Styli et stigmata Maydis

Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.

Bộ phận dùng: Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt - Stylum et Semen Zeae.

Nơi sống và thu hái:

Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.

Thu hái khi thu hoạch ngô, phơi khô.

2. Thành phần hoá học:


Trong hạt Ngô, có những thành phần đã biết: mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic.

Râu ngô có tinh dầu, chất béo, saponin, glycosid đắng, chất nhầy, các muối ka li, calci. Râu Ngô chứa 4-5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmasterol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.

Trong râu ngô còn chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, và nhiều chất vi lượng khác.

3. Cách bảo quản và lựa chọn vị thuốc râu ngô


Độ ẩm không quá 13%, sợi đen không quá 3%, tạp chất không quá 1%, sợi vụn nát không quá 1%.

4. Tác dụng dược lý của râu ngô


Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rát buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da…Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng. Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.

Vị thuốc râu ngô có màu vàng óng, hơi có mùi thơm, vị hơi ngọt.
- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
Râu ngô phơi khô
- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật
- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.

- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.

- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.

5. Liều dùng:


Ngô 25-30g, Râu ngô 30-40g hoặc ruột cây Ngô 100-200g.

6. Cách dùng:


Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.

7. Đơn thuốc:


1. Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

2. Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.

3. Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.

4. Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2-3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2-3 tháng.

5. Trị bệnh tiểu đường (đái đường): Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn. Hoặc dùng:

Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.

6. Ho ra máu: Dùng 50g râu ngô chưng với 50g đường phèn sau đó chia ra uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối liên tiếp trong 5 ngày.

7. Chữa đa ối ở phụ nữ mang thai: Khi bị đa ối, chị em có thể sắc nước râu ngô loãng và uống trong khoảng 1 tuần liên tiếp để lượng nước ối giảm dần về mức cho phép an toàn.

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá