Trong đông y người ta thường chia ra tính hàn và tính nhiệt. Mỗi vị thuốc sẽ chủ tính khác nhau. Vì vậy để phân biệt được quý vị cũng phải hiểu được quan nhiêm tính "mát" và "nóng" hay còn gọi “hàn” và "nhiệt”.
Tính hàn và nhiệt là gì?
“Mát” và “nóng” hay còn gọi “hàn” và "nhiệt” vốn dĩ là hai thuộc tính cơ bản của mọi sự vật, hiện tượng, Theo quan & niệm học thuyết Âm Dương của triết học phương Đông, “hàn” thuộc về âm, “nhiệt” thuộc về dương. Chúng như hai mặt trắng - đen đối lập nhau, luôn luôn tổn tại song song ỏ trạng thái cân bằng.
Tính 'hàn', tính 'nhiệt' trong đông y là gì? |
Y học cổ truyền quan niệm rằng cơ thể người khỏe mạnh là biểu hiện của sự quân bình âm và dương, hay nói cách khác là sự cân bằng của “hàn” và “nhiệt”. Bất kể một nguyên nhân nào làm phá vỡ sự cân bằng này đều sinh ra bệnh tật. Theo đó, nếu tính “nhiệt” trội, bệnh sẽ biểu hiện tính chất “nóng” như người nóng, bứt rứt, sắc mặt bừng đỏ, môi khô, khát nước, tiểu vàng, đại tiện táo bón... Hoặc nếu tính “hàn” trội, bệnh sẽ mang tính chất “lạnh” như cảm giác ớn lạnh, sợ gió, quạt, sắc mặt tái xanh, ít khát nước, tiểu trong, đại tiện lỏng, thích dùng những thức ăn hoặc gia vị nóng...
Đơn giản vậy, nhưng biện chứng ra được chẩn đoán chứng “hàn”, “nhiệt” không phải là điều dễ dàng. Các thầy thuốc cần phải dựa vào quá trình khám xét, chẩn đoán tỉ mỉ, để phân biệt những trường hợp “giả hàn” (biểu hiện bên ngoài lạnh nhưng gốc bệnh lại là nhiệt) hoặc ngược lại “giả nhiệt” (biểu hiện bên ngoài là nhiệt nhưng gốc bệnh là hàn”. Đây là một bước khá quan trọng, nó quyết định hiệu quả của liệu trình diều trị. Vì nếu bệnh thuộc hàn, thầy thuốc sẽ dùng thuốc tính ôn, nóng, và ngược lại bệnh thuộc nhiệt thì sẽ dùng thuốc lương, mát. Mục đích lấy lại sự quân bình hàn Ị nhiệt nói riêng và sự quân bình âm dương nói chung ! cho cơ thể.
Đơn giản vậy, nhưng biện chứng ra được chẩn đoán chứng “hàn”, “nhiệt” không phải là điều dễ dàng. Các thầy thuốc cần phải dựa vào quá trình khám xét, chẩn đoán tỉ mỉ, để phân biệt những trường hợp “giả hàn” (biểu hiện bên ngoài lạnh nhưng gốc bệnh lại là nhiệt) hoặc ngược lại “giả nhiệt” (biểu hiện bên ngoài là nhiệt nhưng gốc bệnh là hàn”. Đây là một bước khá quan trọng, nó quyết định hiệu quả của liệu trình diều trị. Vì nếu bệnh thuộc hàn, thầy thuốc sẽ dùng thuốc tính ôn, nóng, và ngược lại bệnh thuộc nhiệt thì sẽ dùng thuốc lương, mát. Mục đích lấy lại sự quân bình hàn Ị nhiệt nói riêng và sự quân bình âm dương nói chung ! cho cơ thể.
Cơ thể người khỏe mạnh, có phân biệt “hàn” hay “nhiệt” hay không?
Y học cổ truyền cho rằng, con người sinh ra là cấu thành của hai nhân tố “tinh tiên thiên” do cha mẹ di truyền cho và “tinh hậu thiên” do dinh dưỡng. Ngoài ra, tùy theo điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu mà mỗi con người sẽ có một cơ địa rất khác nhau. Có người sẽ thiên về hàn, có người sẽ thiên về nhiệt, và cũng có người ôn hòa không hàn không nhiệt.
Dấu hiệu nhận biết như sau: người có cơ địa thuộc nhiệt có những biểu hiện người gầy khô, bứt rứt, phiền muộn, sợ nóng, sợ gió, da sạm, không ra mồ hôi, hay ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, nhức đầu, khó ngủ, thường bị táo bón, tiểu vàng, tiểu ít, chảy máu cam. Người thể hàn thường cảm thấy mát mẻ, thậm chí sợ gió, lạnh, ít khi có cảm giác khát nước, thích ăn uống đồ ấm nóng. Như vậy, tương tự, như các trường hợp bệnh lý, để nhận diện cơ địa chúng ta thuộc dạng nào thì cần dựa vào thuộc tính của hàn và nhiệt. Tuy nhiên, ở người bình thường, việc làm này tương đối đơn giản hơn, vì chúng ta không gặp những trường hợp “giả hàn” hay “giả nhiệt”.
Tại sao cần nhận diện cơ địa “hàn” hay “nhiệt”?
Như đã trình bày, nguồn gốc của bệnh tật do sự mất quân bình của hàn nhiệt gây nên. Do đó, việc nhận diện cơ địa của bản thân để tự điều chỉnh lối sống sinh hoạt hợp lý, vốn dĩ là một phương pháp phòng ngừa bệnh tật đơn giản mà hiệu quả. Ví dụ, người tạng nhiệt nếu sử dụng nhiều thực phẩm có tính "nóng” như gia vị cay, trái cây như sầu riêng, nhãn, vải..ẽ sẽ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, nổi mụn, đổ ghèn; Ngược lại, người tính hàn thường xuyên ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, thịt vịt, cá, tôm, cua, ốc, lươn,... dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng. Trên cơ sở đó, xét riêng về tính “nóng”, "lạnh”, dinh dưỡng, thực phẩm hàng ngày cũng đóng góp vai trò quan trọng. Do vậy, nếu ăn uống không thích hợp, dễ làm mất cân bằng hàn nhiệt mà sinh ra bệnh tật. Ngoài yếu tố cơ địa, việc ăn uống cũng nên chú ý điều chỉnh theo khí hậu trong năm. Cụ thể, mùa lạnh nên ăn nhiều thức ăn có tính ôn, ấm như thịt bò, dê cừu, thịt gà, chim sẻ,... Hoặc mùa nóng nên ăn tính ăn tính mát, lạnh như thịt vịt, trứng vịt, cua bể, nghêu sò ốc hến, bạch tuộc..ệ nhằm lấy lại sự quân bình cho cơ thể.
Đối với người bình thường, thể tạng cơ địa “hàn - nhiệt”, “nóng - lạnh” rất khác nhau. Thông thường, cơ thể mỗi người sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường, đặc biệt trong những mùa thời tiết biến đổi trong năm. Tuy nhiên, dù thuộc cơ địa nào, sinh sông ở vùng địa lý khác biệt, thời tiết nóng hay lạnh, chúng ta chỉ cần nhớ một nguyên tắc đơn giản, giữ được sự quân bình âm dương nói chung hay sự quân bình hắn nhiệt nói riêng là một trong những việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
* Nếu quý vị có nhu cầu mua thuốc Tây Y hoặc TPCN chất lượng, Mỹ phẩm, Thuốc dinh dưỡng thì nên tham khảo bên Nhà Thuốc Thân Thiện.
* Địa chỉ: Nhà số 10, Ngõ 68/39 Đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
* SĐT: 0916893886
Nhà thuốc Thân Thiện được chúng tôi đánh giá là chất lượng và bán thuốc chuẩn xác, ân cần, chu đáo nhất hiện nay.
* Nếu quý vị có nhu cầu mua thuốc Tây Y hoặc TPCN chất lượng, Mỹ phẩm, Thuốc dinh dưỡng thì nên tham khảo bên Nhà Thuốc Thân Thiện.
* Địa chỉ: Nhà số 10, Ngõ 68/39 Đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
* SĐT: 0916893886
Nhà thuốc Thân Thiện được chúng tôi đánh giá là chất lượng và bán thuốc chuẩn xác, ân cần, chu đáo nhất hiện nay.
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
- Hotline: 0916893886 - 0856905886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá