Để giúp quý vị có thêm kiến thức về các cây thuốc đông y. Hôm nay Nam Dược xin được trích dẫn một số cây thuốc đông y chữa nóng sốt đột quỵ, đột quỵ tim, tai biến mạch máu não mà ông cha ta thường dùng. Những cây thuốc dưới đây được trích dẫn nguyên trong sách ra, không thêm bớt điều gì, vì thế quý vị có thể sử dụng để tham khảo.
1. Cây Ba chạc
Ba chạc. Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu – Euodia lepta (Spreing) Merr, thuộc họ Cam – Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Lá và rễ – Folium et Radix Euodiae Leptae. Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv…
Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Cây thuốc đông y chữa đột quỵ! |
1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.
2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc lá được dùng:
1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não;
2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal;
3. Viêm phế quản tích mủ, viêm gan.
Rễ được dùng trị:
1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông;
2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, trĩ.
Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.
Ðơn thuốc: – Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt.
2. Bục
Bục, Cỏ đen, Quỷ vũ tiễn – Buchnera cruciata Buch.-Ham. ex D.Don, thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophularicacae.
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc đứng, khi khô có màu đen; toàn thân có lông nhiều hay ít, cao 15-60cm hay hơn; hình trụ thường đơn không phân nhánh. Lá gần gốc rộng hình trái xoan dài 5- 18mm, giảm thành cuống; những lá ở thân hình mũi mác nhọn hay tù, nguyên hay hơi khía răng, không cuống; nhám. Hoa trắng hay tím mọc thành bông ở ngọn dài 2-4cm; hoa sắp theo 4 hàng nhỏ, cao 1cm, rộng 5-6mm; đài có 5 răng nhọn; tràng có ống có lông, với 5 thuỳ hình trái xoan, gần bằng nhau; nhị có chỉ nhị rất ngắn; nhuỵ có vòi ngắn; bầu nhẵn. Quả nang hình trụ dài 4mm, màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ. Ra hoa tháng 6-11
Bộ phận dùng: Toàn cây – Hebra Buchnerae Cruciatae. Trong Đông y thường gọi là Quỷ vũ tiễn
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Đồng tới thành phố Hồ Chí Minh. Thu hái cây vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô ngoài nắng.
Tính vị, tác dụng: Vị nhạt và đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, trừ nóng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị:
1. Cảm lạnh và sốt, đột quỵ do nóng;
2. Cảm máu vùng dưới nhện;
3. Động kinh;
4. Mày đay, viêm da dị ứng
Dùng 5-15g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai và yếu sức.
Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây trị bệnh tinh hồng nhiệt, sốt rét, đau dạ dày và lao phổi; có nơi dùng cả cây trị chứng điên giản.
Đơn thuốc: Cảm lạnh và sốt: Cây bục, Khổ ầi, Ngũ gia bì, rễ Gừa mỗi vị 15g, hạt Cau 9g, sắc nước uống.
3. Ðậu tương dại
Ðậu tương dại, Bình đậu – Atylosia scarabaeoides (L.) Benth, thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo leo hay trườn, nhánh dạng sợi, có lông như nhung màu vàng hoe. Lá có 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm, tù ở đầu và ở gốc, có lông tuyến trên cả hai mặt; gân bên 3 đôi; cuống lá 2-4cm; lá kèm nhỏ. Cụm hoa chùm 1-3 hoa, màu vàng hay xanh xanh. Ðài dạng chuông, có 4 thuỳ. Cánh hoa có mép; cánh cờ xoan ngược có tai nhọn; cánh thìa tù. Bầu có nhiều tơ dài. Quả đậu thuôn, có ngấn giữa các hạt, có lông lởm chởm, có tuyến, dài 2cm, rộng 0,5cm, hạt 5-6, thuôn, màu đen hay vàng sậm. Ra hoa tháng 6-12. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Atylosiae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở châu á, Tây phi và tới tận úc châu. Ở á châu, người ta gặp loài này ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, các nước Ðông Dương đến tận Philippin, Java và Niu Ghinê. Ở nước ta, thường gặp chủ yếu dọc đường đi, bờ các sông suối, trong các lùm bụi, rừng thưa trên đất sét vôi, tới độ cao 2000m, từ Quảng Ninh, Hoà Bình qua các tỉnh Tây Nguyên đến tận Minh Hải, Kiên Giang. Thu hái toàn cây vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, cay và nhạt, tính bình, có tác dụng trừ sốt nóng, làm liền sẹo, lợi tiểu, cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây chữa ỉa chảy của gia súc.
Ở Trung Quốc dùng chữa
1. Cảm lạnh và cúm, nóng sốt đột quỵ;
2. Thấp khớp, phù nề, đau ngang thắt lưng. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị vết thương chảy máu. Giã lá tươi đắp, hoặc phơi khô và tán bột để dùng.
Cây thuốc đông y chữa đột quỵ! |
1. Cảm lạnh và cúm: Cây Ðậu tương dại tươi, rễ Ké đầu ngựa, mỗi vị 15g, gừng củ 3 g, sắc uống.
2. Sốt nóng đột quỵ: Cây tươi Ðậu tương dại, Ðam trúc điệp, Cỏ mần trầu, mỗi vị 15g, sắc uống.
3. Ðau ngang thắt lưng: Ðậu tương dại, Lấu bò, mỗi vị 30g, sắc uống với một phần tương đương rượu và nước.
4. Giọt sành Hồng kông
Giọt sành Hồng kông – Pavetta hongkongensis Bremek., thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.
Mô tả: Cây nhỡ thường cao dưới 5m, cành có vỏ đen. Lá có phiến thuôn, dài 8-15cm, rộng 4- 4,5cm, đầu nhọn, gân phụ 7-8 cặp, lúc khô màu đen đen; cuống dài 1,2cm, lá kèm xoan nhọn. Chuỳ hoa to, rộng 20cm, cao 15cm, có lá bắc to, cuống hoa 6-10mm, đài không lông, cao 3mm; tràng có ống dài 1,5cm, có lông và ở 1/3 trên, thuỳ 4, cao 5mm; vòi nhuỵ có phần thò ra dài 2cm. Quả có đường kính 6-7mm, màu đen. Hoa về mùa hè.
Bộ phận dùng: Toàn cây (rễ, lá) – Radix et Folium Pavettae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Chỉ gặp ở tỉnh Hoà Bình, dọc đường đi, trên các đồi, lùm bụi. Thu hái cây quanh năm. Rửa sạch, cắt đoạn rồi phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khu ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị
1. Cảm mạo phát sốt, phòng trị cảm nắng (nóng đột ngột, trúng thử);
2. Viêm gan;
3. Ðòn ngã tổn thương;
4. Táo bón. Dùng 15-25g sắc uống hoặc nấu nước uống thay trà.
Ðơn thuốc (ở Trung Quốc): – Dự phòng nóng đột quỵ, dùng Giọt sành Hồng kông 15-25g, nấu nước uống thay trà.
5. Mướp đắng
Mướp đắng, Khổ qua, Lương qua – Momordica charantia L., thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Mô tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5-7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài. Cành hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, có màng đỏ bao quanh. Bộ phận dùng: Quả, hoa, rễ – Fructus, Flos et Radix Momordicae Charantiae.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, được trồng phổ biến để lấy quả làm rau ăn. Nếu dùng làm thuốc thì chọn quả vàng lục, dùng tươi. Nếu cần hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô. Lá, rễ thường dùng tươi.
Thành phần hóa học: Trong quả có tính dầu rất thơm, glucosid, saponin và alcaloid momordicin; còn có các vitamin B1, C; caroten, adenin, betain. Hạt chứa dầu và chất đắng. Trong quả còn có các enzym tiêu protein.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính hàn, không có độc, tính giống Rau má; có tác dụng trừ tả nhiệt, giải lao, thanh tâm, sáng mắt. Quả có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc; lúc còn xanh nó có tính giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đau nhức khớp xương; khi chín nó có tính bổ thận kiện tỳ, đường huyết. Dịch lá hơi nhuận tràng, hạ sốt. Quả và lá còn có tác dụng diệt giun; rễ dùng để thu liễm.
Công dụng: Quả được dùng làm thuốc bổ máu, giảm sốt, giảm ho, trị giun, hạ đái đường. Còn dùng ngoài trị nhọt mủ, xát ngoài da cho trẻ em trị rôm sẩy.
Ở Trung Quốc, người ta dùng quả Khổ qua để trị đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng, viêm hầu, bệnh ecpet mảng tròn.
Ở Ấn Độ, dịch quả được dùng trị rắn cắn, quả (cả lá, rễ) dùng tốt trị bệnh đái đường do tác dụng làm giảm glucose huyết.
Ở Thái Lan, dịch quả dùng trị loét aptơ, còn quả dùng trị bệnh về gan và lá lách. Lá trị mọi thứ đơn độc, đỏ tấy, vết thương nhiễm độc, viêm mủ da, trĩ đau và trị rắn cắn. Còn dùng chữa nhức đầu, đau óc và bạch đới hạ. Dịch lá được dùng ở Ấn Độ trị bệnh về mật.
Quả và lá dùng trị trĩ, phong cùi, vàng da và trị giun. Rễ dùng chữa sốt và giải độc.
Ở Ấn Độ dùng trị trĩ (lòi dom). Hoa, lá, rễ cũng được dùng trị lỵ, nhất là lỵ amíp, hoa còn dùng chữa đau dạ dày. Hạt có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, viêm họng, trẻ em lên cơn kinh giật do sốt cao hoặc kinh phong.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng quả tán bột để hàn các vết thương, vết loét ngoan cố và ác tính.
Ðơn thuốc:
1. Chữa ho, viêm họng: Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước.
2. Chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu: Dùng lá Ðào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi.
3. Chữa đau dạ dày: Hoa Mướp đắng, tán nhỏ uống (Lê Trần Ðức).
4. Chữa nhọt độc sưng tấy và mụn nhọt đau nhức: Lá Mướp đắng 1 nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp vào (Dược liệu Việt Nam – Lê Trần Ðức).
5. Chữa rắn cắn: Hạt và lá 4-8g, nhai nuốt nước, lấy bã đắp lên vết cắn (Dược liệu Việt Nam)
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
- Hotline: 0916893886 - 0856905886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá